Giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày nước Thế giới 22/3/2024 – NƯỚC CHO HOÀ BÌNH

content:

Ngày nước Thế giới hay ngày Nước sạch Thế giới được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm với quy mô diễn ra trải rộng toàn cầu. Mỗi năm, ngày nước Thế giới sẽ truyền tải một thông điệp nhất định, có liên quan đến nước nhằm nhấn mạnh về vai trò của nước đối với thế giới, được thực hiện nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân khắp thế với về tầm quan trọng của nước đối mọi sinh vật đang tồn tại.

1. Lịch sử ra đời ngày nước Thế giới

Ngày nước Thế giới xuất hiện lần đầu tiên trong đề xuất tại “Chương trình nghị sự 21 của Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED)” năm 1992, diễn ra ở thành phố Rio de Janeiro, Brazil.

Nghị quyết A/RES/47/193 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1993 đã chính thức chọn ngày 22/3 làm ngày nước Thế giới. Cho đến nay, đã 32 năm kể từ lần tổ chức lễ kỷ niệm ngày nước Thế giới đầu tiên.

Ngày nước Thế giới hay ngày Nước sạch Thế giới được tổ chức vào ngày 22 tháng 3 hàng năm với quy mô diễn ra trải rộng toàn cầu. Mỗi năm, ngày nước Thế giới sẽ truyền tải một thông điệp nhất định, có liên quan đến nước nhằm nhấn mạnh về vai trò của nước đối với thế giới, là một trong những ngày kỷ niệm toàn cầu được thực hiện nhằm tuyên truyền và nâng cao nhận thức của người dân khắp thế với về tầm quan trọng của nước đối mọi sinh vật đang tồn tại.

 2. Ngày Nước thế giới 22 tháng 3 năm 2024 được Liên hợp quốc phát động ̣ với chủ đề “Nước cho hòa bình”, tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.

Khi nguồn nước bị khan hiếm hoặc ô nhiễm, khi mọi người không có khả năng tiếp cận nước an toàn hoặc không được tiếp cận nước một cách bình đẳng, căng thẳng có thể gia tăng giữa những cộng đồng và các quốc gia.

Hiện có hơn 3 tỷ người trên toàn thế giới phụ thuộc vào nguồn nước xuyên biên giới. Trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu và dân số toàn cầu tăng lên như hiện nay, chúng ta phải đoàn kết để bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên quý giá này. Bằng cách cùng nhau hành động để cân bằng quyền con người và nhu cầu của mọi người về nước, nước có thể là động lực ổn định và là chất xúc tác cho sự phát triển bền vững hôm nay và mai sau.

Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu nhiều thảm họa thiên tai lớn nhất Đông Nam Á, Thái Bình Dương và rủi ro thiên tai đang gia tăng. Mặc dù, chưa phải là quốc gia thiếu nước nghiêm trọng, tuy nhiên trong những năm gần đây tài nguyên nước Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn như: thiếu nước, phân bố nước không đều theo không gian, thời gian; tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH); ô nhiễm nguồn nước; nguồn nước phụ thuộc lớn vào nước ngoài; mâu thuẫn sử dụng nước trên lưu vực sông; khả năng tiếp cận nước sạch, an toàn với chi phí hợp lý cho sản xuất, sinh hoạt còn chưa cao; bảo vệ rừng, nguồn sinh thủy lưu vực sông, hiệu quả sử dụng nước thấp; vấn đề về nguồn lực để giải quyết tổng thể vấn đề an ninh nguồn nước, hệ lụy là tài nguyên nước Việt Nam đang quá thừa, quá thiếu, quá bẩn và đang là mối đe dọa, là nguyên nhân ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế – xã hội.

Áp lực phát triển kinh tế đã và đang tác động và gây sức ép ngày càng lớn, tram trọng đến cả về số lượng và chất lượng nguồn nước các các sông, suối và các tầng chứa nước, đặc biệt là các nguồn nước phục vụ để sản xuất nước sạch cấp cho mục đích sinh hoạt. Hầu hết các đoạn sông chảy qua khu vực tập trung đông dân cư và các khu công nghiệp, các làng nghề đều đã và đang bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm tăng cao vào mùa khô, khi lượng nước chảy vào các con sống giảm.

Luật Tài nguyên nước 2023 cũng bổ sung quy định về nguồn lực cho bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, trong đó có nguồn vốn xã hội hóa. Quy định các hoạt động đầu tư phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước ưu tiên thực hiện theo hình thức xã hội hóa và chính sách ưu tiên; phát triển kinh tế gắn liền với việc “đầu tư lại’’ trong công tác bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, cải tạo cảnh quan, bảo tồn giá trị của hệ sinh thái liên quan đến nước.

3. Ý nghĩa ngày nước Thế giới\

Ngày nước Thế giới ra đời với mục tiêu hướng người dân trên toàn thế giới đến việc tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước, khuyến khích người dân nâng cao nhận thức về giá trị của nước trong cuộc sống hàng ngày của con người cũng như bảo vệ môi trường sống quý giá của nhiều loài sinh vật cùng chung sống trên hành tinh Trái Đất.

Mỗi năm, tổ chức UN-Water đều lựa chọn một thông điệp nhằm truyền tải chủ đề nhất định với mục đích phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau về tầm ảnh hưởng của nước, góp phần giúp con người có cái nhìn sâu sắc hơn về giá trị của tài nguyên nước, khuyến khích thay đổi cách sử dụng và quản lý nguồn nước một cách tiết kiệm nhất có thể.

4. Thông điệp Ngày Nước thế giới

- Nước - Cầu nối tới hòa bình và thịnh vượng.

- Hợp tác vì nước, duy trì hòa bình, thịnh vượng và ổn định xã hội.

- Quản lý nước công bằng và bền vững góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội.

- Cân bằng nhu cầu về nước là thước đo của sự phát triển.

- An ninh nguồn nước là nền tảng của hòa bình và thịnh vượng cho mọi quốc gia.

- Bảo vệ nguồn nước là bảo vệ chính cuộc sống chúng ta.

- Nếu tất cả chúng ta cùng chia sẻ, ai cũng sẽ có cơ hội sử dụng nước.

Việc tổ chức Ngày Nước thế giới là một dịp truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của nước, đồng thời cũng là dịp để phổ biến chính sách, pháp luật tài nguyên nước, lối sống tiết kiệm nước trong sản xuất, sinh hoạt tới toàn dân.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc, ý nghĩa cũng như chủ đề về ngày nước Thế giới 22/3.

content:

Tiến độ giải quyết hồ sơ

content:

Bản đồ hành chính Phường

content:

content:

Thời tiết

Thống kê truy cập

Hiện có: 1694
Tổng: 94959